Thêm 5 ca mắc COVID-19 tử vong, có người phụ nữ 50 tuổi không bệnh nền

Người phụ nữ ở TP HCM, không ghi nhận tiền sử bệnh tật, t.ử v.o.ng sau hơn 10 ngày điều trị COVID-19.

Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, thông báo 5 ca tử vong từ 106-110. Cụ thể:

CA TỬ VONG 106: BN15569 nữ, 50 tuổi, địa chỉ cư trú: huyện Hóc Môn, TPHCM, không ghi nhận tiền sử bệnh tật.

Hôm 22/6 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. Trước khi vào viện 3 ngày bệnh nhân ho có đờm khó khạc, được chuyển đến Bệnh viện Trưng Vương, TP Hồ Chí Minh đêm 3/7.

Khi vào viện, bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp giảm oxy máu, theo dõi viêm phổi nặng do nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nặng.

Ngày 4/7 bệnh nhân tử vong với chẩn đoán suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch, tổn thương đa cơ quan.

CA TỬ VONG 107: BN13938, nữ 85 tuổi, địa chỉ: Quận 1, TP Hồ Chí Minh, có tiền sử tai biến mạch máu não, nằm một chỗ đã lâu.

Hôm 22/6 bệnh nhân nhận kết quả dương tính SARS-CoV-2, nhập viện Bệnh viện Trưng Vương, TP Hồ Chí Minh điều trị với chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2 mức độ nặng, di chứng tai biến mạch máu não.


Sáng 3/7 bệnh nhân tử vong với chẩn đoán viêm phổi nhiễm SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch, suy hô hấp cấp, tổn thương đa cơ quan, suy tim, nghi ngờ nhồi máu cơ tim cấp trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não.

CA TỬ VONG 108: BN20587, nữ 54 tuổi, địa chỉ: Châu Thành, Đồng Tháp, có tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Khoảng 1 tuần trước khi vào viện, bệnh nhân sốt liên tục, ho, khó thở ngày càng nhiều, có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19. Hôm 2/7, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và nhập viện 1 ngày sau đó tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc.

Ngày 4/7 bệnh nhân tử vong với chẩn đoán mắc COVID-19 biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển, choáng nhiễm trùng trên bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường type 2.

CA TỬ VONG 109: BN20026, nữ 43 tuổi, địa chỉ: Lấp Vò, Đồng Tháp có tiền sử đái tháo đường đang điều trị, Thalassemia đã cắt lách.

Bệnh nhân vào viện hôm 14/6 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, Đồng Tháp. Sau khi nhận kết quả dương tính hôm 1/7, 2 ngày sau bệnh nhân tử vong với chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp trên bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, tăng men gan cấp, đái tháo đường type 2, Thalassemia đã cắt lách, suy kiệt cơ thể.

CA TỬ VONG 110: BN21623: nữ, 59 tuổi, địa chỉ: huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có tiền sử đái tháo đường type 2, sống trong vùng có ca mắc COVID-19.

Ngày 4/7 bệnh nhân được đưa vào khu cách ly tập trung của xã An Hiệp, hai ngày sau kết quả dương tính với SARS-CoV-2; đang chờ đưa đi cách ly tập trung, điều trị. Tuy nhiên, khi đội vận chuyển vào thì phát hiện bệnh nhân ngưng tim thở.

Kết quả khám nghiệm tử thi, chẩn đoán nguyên nhân tử vong: nhiễm COVID-19 trên nền bệnh nhân suy hô hấp, suy tim mạn, đái tháo đường, lao đa màng.

Võ Thu

Theo GiaDinh

-----

Xem thêm:

Những dòng tin nhắn lúc nửa đêm của y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy

Mấy hôm nay, sau khi kết thúc ca làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy, 22 nhóm gồm 220 nhân viên y tế của bệnh viện đã tình nguyện tham gia vào lực lượng lấy mẫu xét nghiệm tại cộng đồng.

Không ồn ào, họ lặng lẽ làm nhiệm vụ, mệt đâu ngồi nghỉ đó nhưng ai cũng vui. Hàng trăm nhân viên y tế luôn có mặt sớm nhất, bất kể mưa gió, theo điều động của bệnh viện và chỉ định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM để lấy mẫu cho người dân, có khi gần sáng mới về.

nhung-dong-tin-nhan-luc-nua-dem-cua-y-bac-si-benh-vien-cho-ray
 
Đọc những dòng tin nhắn trong group lập ra cho các nhóm tình nguyện thấy thương họ. Chỉ cần nhận tin nhắn từ điều dưỡng trưởng (người điều phối các nhóm), lập tức các nhóm trưởng đã huy động thành viên trong nhóm có mặt tại địa chỉ cần tiếp ứng nhanh nhất có thể, dù lúc đó đã là nửa đêm.
 
nhung-dong-tin-nhan-luc-nua-dem-cua-y-bac-si-benh-vien-cho-ray
 
nhung-dong-tin-nhan-luc-nua-dem-cua-y-bac-si-benh-vien-cho-ray

Các tin nhắn trong nhóm các bác sĩ tham gia lấy mẫu xét nghiệm, có tin nhắn lúc gần 2 giờ sáng và có cả những tin nhắn kết thúc lúc 5 giờ

Đối với họ, dường như không có khái niệm ngày hay đêm, làm nhiều hay làm ít; chỉ có sự hối hả, nỗ lực và quyết tâm, chung một niềm tin sẽ sớm chặn đứng dịch bệnh. 

Người đi xét nghiệm xuyên đêm. Người theo dõi, động viên, nhắc nhở đồng nghiệp bảo đảm an toàn trong công việc. Người lo chuyện ăn uống, chỗ nghỉ ngơi… Tất cả đều thực hiện nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp và đầy trách nhiệm.

nhung-dong-tin-nhan-luc-nua-dem-cua-y-bac-si-benh-vien-cho-ray

Các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tranh thủ ăn khuya sau khi lấy mẫu về

Thấy anh em khổ và đuối quá, Bệnh viện Chợ Rẫy đã chuẩn bị những phần ăn khuya, nước uống để đón họ trở về sau khi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, bệnh viện cũng chuẩn bị các phòng nghỉ tại nhà nghỉ thân nhân bệnh nhân để các nhân viên y tế có chỗ nghỉ sau một đêm căng mình làm việc.

BS Nguyễn Quốc Khang – Khoa Hậu phẫu, nhóm trưởng - cho biết: "Đêm trước, tôi cùng các đồng đội tham gia lấy mẫu cho người dân tại chợ Bình Điền đến sáng mới về. Có phòng tại nhà nghỉ cho các anh em về nghỉ ngơi thật sự rất tốt!". 

Còn điều dưỡng Trang, Khoa Viêm gan, tham gia đội tình nguyện viên hỗ trợ lấy mẫu tầm soát Covid-19 cho người dân từ ngày 29-6 đến nay. Mỗi đêm, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các y bác sĩ trở về đều được chuẩn bị sẵn phần ăn khuya và phòng nghỉ. 

"Cơm rất ngon, phòng thì sạch sẽ, thoáng mát. Đi làm về khuya mà được chăm sóc chu đáo nên tôi thấy cảm động lắm. Tôi đăng ký ở tại nhà nghỉ sau khi đi lấy mẫu tại cộng đồng bữa giờ luôn vừa tiện vừa an toàn cho người thân mình" – điều dưỡng Trang kể.

Một nữ bác sĩ tham gia các nhóm tình nguyện ở Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết mấy hôm trước, sau khi hoàn thành lấy cả trăm ngàn mẫu, họ trở về bệnh viện, xếp hàng ngồi chờ để được... hớt tóc miễn phí.

nhung-dong-tin-nhan-luc-nua-dem-cua-y-bac-si-benh-vien-cho-ray

Các y bác sĩ được cắt tóc gọn gàng để tiện cho công việc

Từ khi TP HCM thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19, các hoạt động hớt tóc, làm đẹp… đã phải tạm dừng hơn một tháng qua.

Trong khi đó, mái tóc dài thường xuyên gây ra bất tiện cho nhân viên y tế khi thực hiện công việc chuyên môn, đặc biệt là khi tham gia công tác phòng chống dịch và phải thường xuyên mặc đồ bảo hộ. Chương trình hớt tóc miễn phí với sự tham gia hỗ trợ của các chuyên gia về tóc là các tình nguyện viên đến từ Nhà văn hóa Phụ Nữ TP HCM và nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy. 

"Làm trong ngành y tế, đầu tóc gọn gàng cũng là một yếu tố góp phần bảo đảm sự an toàn. Vì vậy, tôi cảm ơn ban giám đốc đã quan tâm và mời một đội ngũ vào cắt tóc cho chúng tôi"– bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Xuân Mai chia sẻ sau khi được các chuyên gia về tóc cắt cho mình một mái tóc ngắn gọn gàng.

Những ngày này, các nhóm tình nguyện ở Bệnh viện Chợ Rẫy luôn làm việc gấp đôi, gấp ba. Họ lặng lẽ làm nhiệm vụ, hài lòng với những nhu cầu đơn giản nhất nhưng luôn thực hiện với trách nhiệm cao nhất mà những dòng tin nhắn lúc nửa đêm đã nói lên tất cả.

Theo NLD