Thực phẩm cần hạn chế khi dùng thuốc trị mất ngủ

Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải, nhiều người cần phải sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên cần lưu ý, một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc...

Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến. Những người bị mất ngủ có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày, khiến họ làm việc kém hiệu quả. Các triệu chứng khác có thể gặp khi bị mất ngủ bao gồm đau đầu do căng thẳng, khó chịu, khó tập trung và suy giảm trí nhớ ...

Hiện nay, các loại thuốc ngủ chính được kê đơn là các thuốc nhóm benzodiazepine (viết tắt là BZD) như estazolam, alprazolam, clonazepam... ; thuốc không chứa benzodiazepine (viết tắt là non BZD) như zolpidem, zopiclone, zaleplon...; chất chủ vận thụ thể melatonin (như ramelteon) và chất đối kháng thụ thể orexin (như suvorexant)...

thuc-pham-can-han-che-khi-dung-thuoc-tri-mat-ngu

Mất ngủ là một vấn đề về giấc ngủ mà nhiều người gặp phải.

Nếu đang gặp vấn đề về giấc ngủ, cách tốt nhất nên bắt đầu bằng cách cải thiện thói quen sinh hoạt của mình. Tạo môi trường thân thiện với giấc ngủ, giảm sử dụng điện thoại di động hoặc thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, đồng thời cố gắng giữ cho cơ thể và tâm trí thư giãn nhất có thể trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon. Nếu vẫn không thể giải quyết được, cần thăm khám bác sĩ chuyên môn để tìm cách điều trị.

Dưới đây là một số thực phẩm không nên dùng khi uống thuốc ngủ:

1. Không uống rượu và đồ uống có cồn

Một số người bị mất ngủ thường uống rượu để cải thiện triệu chứng, nhưng điều này không được khuyến khích. Uống rượu lâu ngày có thể gây mất ngủ mạn tính, ngoài ra rượu và đồ uống có cồn sẽ làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của thuốc ngủ.


Dùng các thuốc không thuộc BZD, chất chủ vận thụ thể melatonin (ramelteon) và chất đối kháng thụ thể orexin (suvorexant) và các loại thuốc ngủ khác cùng lúc, có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn ngủ, giảm tỉnh táo, giảm khả năng giữ thăng bằng và phối hợp cơ thể... trường hợp nghiêm trọng, có thể ức chế hô hấp.

thuc-pham-can-han-che-khi-dung-thuoc-tri-mat-ngu

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, bên cạnh việc tạo môi trường thân thiện cho giấc ngủ và điều chỉnh thói quen sinh hoạt thì cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống.

 

2. Không tiêu thụ quá nhiều đồ uống và thực phẩm có chứa caffein

Những người bị rối loạn giấc ngủ hoặc đang dùng thuốc ngủ, không nên uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein mỗi ngày và tránh uống sau buổi chiều.

Caffeine ức chế sự chuyển hóa của thuốc ngủ làm tăng nồng độ thuốc, có thể dẫn đến quá liều và tăng nguy cơ xảy ra phản ứng bất lợi.

3. Tránh uống nước bưởi khi đang dùng thuốc ngủ

Nước bưởi ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của nhiều loại thuốc bằng cách ức chế quá trình chuyển hóa enzyme CYP3A4 trong cơ thể, khiến nồng độ thuốc trong máu tăng cao và làm tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại của thuốc.

Khi dùng nước ép bưởi cùng với các thuốc điều trị mất ngủ, dễ làm tăng phản ứng phụ như chóng mặt, buồn ngủ và suy hô hấp.

4. Giảm ăn thực phẩm nhiều chất béo

Những người thích ăn nhiều dầu mỡ, ăn no hoặc ăn khuya... có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì thực phẩm nhiều chất béo sẽ kéo dài thời gian tiêu hóa, không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Ví dụ, nếu uống thuốc BZD (như diazepam) ngay sau bữa ăn, chất béo ăn vào sẽ làm tăng khả năng tái hấp thu của thuốc, dẫn đến giảm hiệu quả, giảm tác dụng của thuốc.

Theo GiaDinh