Vụ trẻ 1 tuổi t.ử v.ong sau tiêm vắc xin ở Đồng Nai: Không phải do vắc xin

Theo Sở Y tế Đồng Nai, Hội đồng tư vấn chuyên môn đã kết luận vắc xin không phải là nguyên nhân dẫn đến việc cháu B.T. tử vong.

Ngày 19/9, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết Hội đồng tư vấn chuyên môn đã có kết luận và đánh giá về chất lượng lô vắc xin viêm não Nhật Bản B JM-020319E có liên quan trong vụ bé gái 1 tuổi ở Nhơn Trạch tử vong sau tiêm.

Theo bác sĩ Phan Huy Anh Vũ – Giám đốc sở Y tế Đồng Nai, sau khi sự cố xảy ra, Hội đồng chuyên môn đã họp và đánh giá về tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin viêm não Nhật Bản B JM-020319E đối với trường hợp bé B.T. (1 tuổi, quê An Giang, đang tạm trú tại huyện Nhơn Trạch).

Qua đó, Hội đồng tư vấn chuyên môn đã kết luận lô vắc xin trên là an toàn và cũng không phải là nguyên nhân dẫn đến việc cháu B.T. tử vong.

Hiện Sở Y tế Đồng Nai cũng đã có thông báo đến tất cả các đơn vị y tế nhà nước và tư nhân về kết luận nêu trên để tiếp tục sử dụng lô vắc xin viêm não Nhật Bản JM-020319E trên phạm vi toàn tỉnh.

Đồng thời, giao cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng tiếp tục sử dụng lại lô vắc xin viêm não Nhật Bản trên theo đúng quy định.

Riêng về nguyên nhân dẫn đến tử vong của bé B.T. sẽ tiếp tục được các đơn vị chức năng điều tra làm rõ.


Trước đó, ngày 7/9, bé B.T. (1 tuổi, quê An Giang, đang tạm trú tại huyện Nhơn Trạch) được gia đình đưa đến Trạm y tế thị trấn Hiệp Phước để tiêm chủng vắc xin viêm não Nhật Bản mũi 1.

Đến 8h sáng 15/9, bé tiếp tục được người nhà đưa đến Trạm y tế để tiêm chủng mũi 2 vắc xin viêm não Nhật Bản. Trước khi tiêm, bé được khám sàng lọc, khỏe và không phát hiện bất thường.

Sau khi tiêm, bé đã được theo dõi 30 phút tại trạm y tế nhưng cũng không có biểu hiện bất thường nào nên cho bé về vào lúc 8h30 sáng.

Sau đó, gia đình đã cho bé về nhà và đưa bé đến gửi tại nhà trẻ. Tuy nhiên, đến 11h trưa cùng ngày, gia đình đã đưa bé trở lại trạm y tế trong tình trạng tím tái, mạch không bắt được nên ngay lập tức được chuyển lên Trung tâm y tế huyện Nhơn Trạch để cứu chữa.

Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức cấp cứu trong 30 phút và chuyển bé lên bệnh viện Nhi Đồng Nai để tiếp tục chữa trị. Tuy nhiên, sau đó bé đã không qua khỏi.

 Khoa Nam

Theo Dân Trí

----

Xem thêm:

Cứu kịp thời trẻ bị tai biến nặng sau tiêm chủng nhờ kiến thức này

Tại cuộc họp giao ban y tế dự phòng chiều 9/7, BS Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP HCM cho biết: 2 trường hợp trẻ được cứu đều bị phản ứng phản vệ độ III xảy ra sau tiêm vaccine ComBE Five.

Cả hai trường hợp đều được phát hiện kịp thời, được cấp cứu đúng phác đồ xử trí phản vệ của Bộ Y tế.

Xử trí kịp thời, cấp cứu đúng phác đồ của Bộ Y tế

Trong tháng 5 và 6/2019, hệ thống giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng của TP HCM ghi nhận 2 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng tại quận Tân Phú và quận Thủ Đức.

Trường hợp thứ nhất là bé gái L.M.P.T (3 tháng tuổi), được tiêm vaccine ComBE Five và uống vaccine OPV lần 1 lúc 8h30 ngày 17/5, tại trạm y tế phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức.

Sau tiêm, bé gái được theo dõi tại trạm y tế 30 phút, không phát hiện bất thường, mẹ đưa bé ra về và được nhân viên trạm y tế hướng dẫn theo dõi, chăm sóc bé tại nhà trong 48 giờ tiếp theo.

cuu-kip-thoi-tre-bi-tai-bien-nang-sau-tiem-chung-nho-kien-thuc-nay

Trẻ cần được theo dõi sát sao sau khi tiêm để xử trí kịp thời khi bị sốc phản vệ. Ảnh minh họa

Đến 10h50 sáng cùng ngày (khoảng 2 giờ 20 phút sau tiêm), mẹ phát hiện bé khóc thét, diễn biến tím tái, lịm người nên đã nhanh chóng đưa bé đến ngay trạm y tế.

Tại đây, bé được bác sĩ của trạm nhanh chóng khám và xử trí tiêm thuốc hồi sức cấp cứu Adrenaline theo phác đồ xử trí phản vệ của Bộ Y tế; đồng thời trạm y tế báo ngay cho Bệnh viện quận Thủ Đức điều xe cấp cứu đưa bé về tiếp tục theo dõi điều trị tại bệnh viện. Bé dược xuất viện sau 2 ngày điều trị, sức khỏe ổn định.

Trường hợp thứ 2 là bé trai H.T.T (2 tháng tuổi), tiêm vaccine ComBE Five và uống vaccine OPV lần 1 tại trạm y tế phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú lúc 8h30 ngày 26/6.

Sau tiêm, bé được theo dõi tại trạm y tế 30 phút, không phát hiện bất thường, mẹ đưa bé ra về nhà theo dõi. Khoảng 3 giờ sau tiêm, Đến 11h40 phút sáng cùng ngày (khoảng 3 giờ sau tiêm), mẹ phát hiện bé khóc nấc, khó thở, da xanh tái sau chuyển tím tái, lịm người nên nhanh chóng đưa bé quay trở lại trạm y tế.

Tại trạm y tế, bé được cấp cứu theo phác đồ của Bộ Y tế, đồng thời trạm liên hệ Bệnh viện quận Tân Phú chuyển bé về bệnh viện tiếp tục điều tri. Bé T. được xuất viện sau 2 ngày điều trị.

Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng của Sở Y tế kết luận đây là 2 trường hợp phản ứng phản vệ độ III xảy ra sau tiêm chủng vaccine ComBE Five. Cả hai trường hợp phản ứng đều được phát hiện kịp thời và được trạm y tế phường xã cấp cứu đúng phác đồ xử trí phản vệ của Bộ Y tế.

Sự kết hợp của theo dõi, bình tĩnh và kiến thức chuyên môn

Theo đánh giá của Hội đồng tư vấn chuyên môn của Sở Y tế, chính nhờ vào sự hướng dẫn theo dõi chăm sóc sau tiêm chủng của nhân viên y tế đã giúp cho bà mẹ biết cách theo dõi và xử trí khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ.

cuu-kip-thoi-tre-bi-tai-bien-nang-sau-tiem-chung-nho-kien-thuc-nay

Sự kết hợp giữa theo dõi của người mẹ và sự bình tĩnh, kiến thức chuyên môn vững của nhân viên y tế giúp xử trí thành công sốc phản vệ sau tiêm ở trẻ. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, Hội đồng tư vấn chuyên môn cũng ghi nhận sự bình tĩnh và kiến thức chuyên môn vững của các bác sĩ, điều dưỡng tại trạm y tế, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm y tế và bệnh viện quận huyện là yếu tố quyết định trong việc xử trí thành công 2 trường hợp phản ứng phản vệ độ III sau tiêm chủng này.

Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng TP HCM, từ tháng 2./2019 đến nay, Thành phố đã tiêm ComBE Five là trên 40.000 mũi (16.891 mũi 1, 13.830 mũi 2 và 9.396 mũi 3. Ngoài 2 trường hợp phản ứng nặng, còn lại 1.976 trường hợp bị phản ứng nhẹ thông thường sau tiêm, chiếm tỷ lệ 4.9%, tương đương tỷ lệ thử nghiệm lâm sàng.

Cách nhận biết các mức độ phản vệ ở trẻ

Theo phân loại của Bộ Y tế, phản vệ được phân thành 4 mức độ, tuy nhiên lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự.

1. Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

2. Nặng (độ II): Có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

- Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

- Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

- Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

- Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

3. Nguy kịch (độ III): Biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

- Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

- Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.

- Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

- Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

4. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Theo GiaDinh