5 cách làm dịu cơn đau họng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Đau họng là bệnh lý thường gặp khi niêm mạc họng bị kích thích hoặc viêm nhiễm. Bệnh nếu không được can thiệp điều trị dứt điểm sẽ dễ tiến triển thành mạn tính, ảnh hưởng tới sức khỏe và gây nhiều bất tiện cho cuộc sống. Để làm dịu đau rát họng, hãy áp dụng ngay các cách đơn giản dưới đây.

Nước muối sinh lý làm dịu đau rát họng

Theo các chuyên gia tai mũi họng, súc miệng với nước muối ấm là cách đơn giản nhất giúp hỗ trợ làm dịu cơn đau họng, nhờ tác dụng làm dịu niêm mạc, tiêu viêm và sát khuẩn. Nước muối còn giúp hỗ trợ làm loãng dịch nhầy và tiêu dịch đờm ứ đọng, từ đó hỗ trợ giảm nhanh tình trạng khó nuốt và nghẹn vướng.

5-cach-lam-diu-con-dau-hong-tai-nha-don-gian-hieu-qua

Súc họng hàng ngày với nước muối sinh lý 0,9%

Cách sử dụng nước muối sinh lý hỗ trợ giảm cơn đau họng:

- Chuẩn bị một ly nước ấm khoảng 250- 300ml, hòa tan ½ muỗng cà phê muối hoặc sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

- Súc miệng và họng với nước muối ấm từ 3 - 5 lần/ngày giúp khử trùng, làm sạch niêm mạc miệng, họng.


Uống mật ong hàng ngày giúp giảm đau họng

Mật ong là một trong những biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau họng nhờ đặc tính kháng khuẩn tự nhiên giúp hỗ trợ giảm đau, tiêu viêm vùng hầu họng. Đồng thời, mật ong cũng hoạt động như một loại thuốc giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.

5-cach-lam-diu-con-dau-hong-tai-nha-don-gian-hieu-qua

Mật ong giúp giảm đau họng hiệu quả

Người bệnh có thể dùng mật ong để giảm đau họng theo nhiều cách như sau:

- Chuẩn bị 1 cốc nước ấm và vài thìa mật ong pha vào nhau theo tỉ lệ 3:1 (tức là 3 nước ấm + 1 mật ong). Uống vào mỗi buổi sáng khi vừa ngủ dậy sẽ giúp cổ họng thoải mái, giảm đau rát.

- Chanh mật ong: Pha nước cốt chanh vào cốc với 1-2 muỗng mật ong. Uống hằng ngày, nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy.

- Gừng tươi và mật ong: Nước cốt gừng trộn với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1. Ngậm hỗn hợp ngày 3 lần và nuốt từ từ.

- Tỏi và mật ong: Tỏi băm nhuyễn, sau đó ngâm với mật ong trong 7 ngày. Sử dụng để uống hàng ngày. Hoặc thái lát mỏng, ngâm với mật ong từ 3- 5 phút. Ngậm lát tỏi trong miệng, khi không còn cảm nhận được mùi tỏi có thể nhả ra.

Tía tô giảm đau họng hiệu quả

Tía tô chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất, hạt chứa nước, protein,… có hiệu quả hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hô hấp. Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có tính kháng khuẩn, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể và bổ phế rất tốt.

5-cach-lam-diu-con-dau-hong-tai-nha-don-gian-hieu-qua

Dùng nước tía tô giúp cải thiện đau họng

Cách sử dụng tía tô trị đau họng:

- Cháo tía tô: Dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch sau đó nấu cháo, dùng hàng ngày giúp hỗ trợ tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng.

- Nước cốt lá tía tô và các loại thảo dược: Chuẩn bị hoa khế, tía tô, hoa đu đủ đực và đường phèn, đem rửa sạch. Thêm 1 ít đường phèn, hấp cách thủy từ 15-20 phút. Để nguội, chắt lấy nước, dùng 3 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Bạc hà hỗ trợ giảm đau họng

Tinh dầu bạc hà pha loãng có tác dụng hỗ trợ tiêu đờm, làm dịu cơn đau họng, dịu ho. Bạc hà còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, hiệu quả cho việc giúp giảm đau họng tại nhà.

5-cach-lam-diu-con-dau-hong-tai-nha-don-gian-hieu-qua

Bạc hà – giảm đau họng tại nhà hiệu quả

Cách dùng bạc hà giảm đau họng tại nhà:

- Chuẩn bị bạc hà tươi, rửa sạch và vò dập nhẹ. Sau đó hãm bạc hà với 250 – 300ml nước sôi.

- Ngâm bạc hà 10 – 15 phút và dùng khi trà còn ấm.

- Thêm đường phèn để tăng hương vị.

Một số hạn chế khi sử dụng lá cây giảm đau họng

- Hiệu quả cải thiện bệnh tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

- Biện pháp giảm đau họng tại nhà không phù hợp với người bệnh đau họng nặng.

- Hiệu quả chậm nên cần kiên trì sử dụng để đạt cải thiện bệnh.

Theo GiaDinh