Bất ngờ công dụng của quả hồng, ai ăn hồng cần biết điều này để tránh rước họa vào thân

Quả hồng không chỉ có vị ngọt, giá trị dinh dưỡng cao mà còn là loại quả quý hiếm, có thể dùng làm thuốc với nhiều ích lợi.

Những ngày vào thu, quả hồng được bán khá nhiều tại các sạp hoa quả, các xe hàng rong... và được nhiều người yêu thích. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Khoa Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, quả hồng là một trong những loại quả chứa ít hóa chất nhất hiện nay.

bat-ngo-cong-dung-cua-qua-hong-ai-an-hong-can-biet-dieu-nay-de-tranh-ruoc-hoa-vao-than

Ảnh minh họa

Quả hồng có công dụng như thế nào với sức khỏe?

Theo Đông y, quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết… giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao.

Theo y học hiện đại, ruột màu vàng cam của trái hồng nói lên rằng nó có chứa nhiều beta-caroten, giúp chúng ta củng cố thị lực và ngăn ngừa lão hóa. Vitamine này đặc biệt quan trọng đối với người hút thuốc lá, bởi từ lâu, chúng ta đã biết rằng beta-caroten ngăn ngừa sự hình thành ung thư phổi.

Ngoài beta-caroten, trong quả hồng còn có khá nhiều vitamin C (giúp cơ thể chống đỡ với các loại virus), vitamin PP (chống đỡ sự mệt mỏi, trầm cảm, cũng như cải thiện sức khỏe làn da và tóc), magiê (cần thiết cho tim hoạt động tốt), sắt (giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu), cali (củng cố thành mạch máu) và iốt.

Tuy nhiên, cái quý nhất của quả hồng là đường thực vật rất bổ ích đối với người bị bệnh tim mạch. Chỉ cần 3-4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc.


Tuy nhiên, trong thành phần của quả hồng còn có chứa chất tannin - chất chát và chất pectin. Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Nếu ăn quá nhiều hồng,  nhất là lúc đói thì các chất tannin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của acid dạ dày; dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa…

Đã nhiều trường hợp phải nhận hậu quả khi ăn nhiều quả hồng gây vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dẫn đến tắc ruột. Các chuyên gia dinh dưỡng lưu ý, nếu không cẩn thận những chất có trong quả hồng lại biến thành chất hại cơ thể.

7 lưu ý nhất định cần tránh khi ăn quả hồng

bat-ngo-cong-dung-cua-qua-hong-ai-an-hong-can-biet-dieu-nay-de-tranh-ruoc-hoa-vao-than

Ảnh minh họa

Không ăn phần vỏ hồng

Nguyên do vì phần lớn chất tanin trong quả hồng đều tập trung nhiều ở phần vỏ và dù bạn có cố gắng khử hết phần chát của quả hồng thì cũng không thể khử sạch tanin trong đó. Nếu ăn cả vỏ hồng sẽ nguy hại cho dạ dày vì tanin có thể hình thành bã, vì vậy bạn phải nhớ gọt sạch vỏ và chỉ ăn những trái hồng đã chín để bảo vệ cho sức khỏe của mình.

Không ăn hồng với trứng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm. Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.

Không ăn hồng với khoai lang

Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.

Không ăn hồng với hải sản

Không ăn hồng với hải sản, đặc biệt là cua, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.

Không ăn khi uống rượu

Bạn có thể bị tắc ruột khi ăn hồng cùng lúc với uống rượu. Nguyên do vì quả hồng có tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Chất tanin trong quả hồng khi đi vào dạ dày gặp rượu sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa gây khó tiêu lại vừa không thải ra ngoài, để lâu ngày sẽ gây tắc ruột.

Không ăn hồng khi đói

Lý do là trong quả hồng có chứa chất tanin (hay còn gọi là mủ) và chất pectin. Khi bạn ăn hồng lúc đói, hai chất này dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ hình thành sỏi trong đó. Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và gây ra những cơn đau bụng trên, nôn mửa, nôn ra máu… rất nguy hiểm. 

Không ăn hồng khi mắc bệnh về tiêu hóa

Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.

Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.

Theo GiaDinh