Mầm bệnh từ hộp bảo quản thực phẩm

Việc sử dụng hộp nhựa tái chế để vận chuyển, bảo quản thực phẩm trái cây ngày càng thông dụng nhưng liệu chúng có thật sự an toàn cho sức khỏe.

Theo Food Safety News, ngành công nghiệp sản xuất hộp đựng thực phẩm từ nhựa tái chế đang phát triển nhanh chóng. Bất chấp cảnh báo từ cơ quan chức năng về độ an toàn của chúng, người tiêu dùng vẫn sử dụng chúng như một thói quen không thế thay đổi.

Tuy nhiên, Hiệp hội Bao bì tái chế Mỹ (RPA) dựa trên nghiên cứu khoa học họ kết luận, không có mầm bệnh nào lây lan từ việc sử dụng hộp nhựa tái chế bảo quản thực phẩm. Cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra chất lượng hộp nhựa bảo quản thực phẩm theo đúng quy định tái chế từ nhựa đã qua sử dụng. Kết quả cho thấy, xuất hiện mầm bệnh liên quan đến các hộp nhựa tái chế từ các công ty: Safeway, Walmart và Dole...

Việc sử dụng những hộp nhựa tái chế còn có thể gây ra truyền nhiễm chéo trong quá trình vận chuyển. Hiệp hội Bao bì tái chế Mỹ (RPA) đã yêu cầu các công ty sản xuất hộp nhựa tái chế tuân thủ các quy định Phân tích, kiểm soát hộp nhựa đạt chuẩn, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm. Họ yêu cầu các công ty đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên kiểm soát chất lượng sản phẩm.

hộp đựng thực phẩm

Hộp nhựa tái chế đựng thực phẩm. Ảnh minh họa.

Theo kết quả nghiên cứu của các trường Đại học tại Mỹ, Canada, nhựa tái chế có thể làm ô nhiễm thực phẩm, khả năng truyền bệnh cao, ngay cả khi tuân thủ đúng các quy định làm sạch, khử trùng trong quá trình sản xuất. Tuy các công ty sản xuất đồ nhựa tái chế có những quy trình khác nhau trong việc xử lý để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng nhưng việc lây bệnh từ các sản phẩm là như nhau. Cơ quan kiểm định tìm thấy vi khuẩn Salmonella, Listeria monocytogenes, và E. coli O157: H7 phát triển trên bề mặt các hộp nhựa RPC ngay sau khi chúng vừa được khủ trùng theo phương pháp công nghiệp.


Theo Ngọc Hoài (NĐT)