Không giữ nguyên hiện trường tai nạn, có thể bị phạt đến 6 triệu đồng

 Khi xảy ra tai nạn giao thông, 2 bên phải giữ nguyên hiện trường. Nếu trường hợp phải di chuyển phương tiện để tránh ùn tắc giao thông thì phải đánh dấu vị trí hiện trường.

Luật GTĐB quy định người điều khiển phương tiện lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ biển báo hiệu và quy tắc giao thông để đảm bảo ATGT.

Trường hợp người điều khiển ô tô, xe máy tham gia giao thông trên đường không may xảy ra va chạm hoặc TNGT thì cần phải giữ nguyên hiện trường và điện thoại cho cơ quan công an nơi gần nhất đến giải quyết.

an-toan-giao-thong
Hiện trường tai nạn phải được giũ nguyên đến khi CSGT đến lập biên bản 

Trong trường hợp tại hiện trường xảy ra vụ va chạm giao thông mà xét thấy để phương tiện nơi xảy ra vụ việc sẽ có thể dẫn tới ùn tắc giao thông, thì người điều khiển phương tiện phải đánh dấu các vị trí xe đổ, sau đó đưa cả 2 xe vào lề đường nơi có vị trí đỗ an toàn và chờ cơ quan chức năng đến giải quyết.

Trường hợp xảy ra va chạm như nêu ở trên, người điều khiển phương tiện tự ý cho xe vào lề đường, mà lại không đánh dấu các vị trí xe đổ, CSGT đến sẽ lập biên bản theo lỗi cụ thể của từng trường hợp vi phạm. 

Trường hợp nêu trên, CSGT lập biên bản theo lỗi không giữ nguyên hiện trường của vụ TNGT là đúng quy định.


Đối với lỗi này của ô tô, thì tại Điểm b, Khoản 6, Điều 8 của Nghị định số 71/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mức phạt từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng, ngoài ra còn áp dụng mức phạt bổ sung tước GPLX 60 ngày. 

Theo Lê Huy (PLO)