Lầm tưởng tai hại về thuốc tránh thai khẩn cấp

Hai loại thuốc tránh thai khẩn cấp (TTTKC) hiện có trên thị trường vẫn có tác dụng dù được uống tới 3 - 5 ngày sau cuộc "yêu" không an toàn.

1. Tránh thai khẩn cấp cũng giống nạo phá thai

50% phụ nữ được hỏi tin rằng, áp dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp có thể gây nạo, phá thai hoặc tương tự như vậy. Tuy nhiên, trong thực tế, các viên thuốc tránh thai khẩn cấp ngăn cản việc giải phóng hay thụ tinh trứng, hoặc ngăn cản trứng đã được thụ tinh bám vào tử cung.

Các nghiên cứu y khoa và các cơ quan luật pháp đã nêu rõ rằng, đây là một cách phòng ngừa nguy cơ "dính bầu" và không được coi là nạo, phá thai. Do nạo, phá thai là một cách chấm dứt việc đang mang bầu và có thể chỉ diễn ra sau khi trứng đã thụ tinh bám dính được vào tử cung, nên nó hoàn toàn khác biệt với việc tránh thai khẩn cấp.

   Lầm tưởng tai hại về thuốc tránh thai khẩn cấp

50% phụ nữ được hỏi tin rằng, áp dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp có thể gây nạo, phá thai hoặc tương tự như vậy.

2. Thuốc phải uống trong vòng 24 giờ sau khi "quan hệ" không an toàn


Hai loại thuốc tránh thai khẩn cấp (TTTKC) hiện có trên thị trường vẫn có tác dụng dù được uống tới 3 - 5 ngày sau cuộc "yêu" không an toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người phụ nữ uống thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm, việc ngăn ngừa "dính bầu" càng hiệu quả.

Nếu dùng thường xuyên, TTTKC có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc, tương lai lâu dài của bạn trẻ. Thuốc có thể gây buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng, chóng mặt, làm rối loạn nội tiết, khiến cho bạn gái có thể bị rong kinh kéo dài hoặc vô kinh.

Khi đó, việc thụ thai lại trở nên khó khăn. Đó là chưa kể, việc uống thuốc nhiều, uống sai, khả năng tránh thai không còn, bạn trẻ vẫn “vô tư” dính bầu, phải đi nạo phá thai ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng tâm lý, suy sụp sức khỏe, viêm nhiễm… Việc rối loạn nội tiết cũng làm tăng nguy cơ ung thư vúvà buồng trứng. “TTTKC không được sử dụng quá 2 lần/tháng, nghĩa là không quá 2 viên (đối với loại 1 viên/liều) hoặc 4 viên (đối với loại 2 viên/liều)” – bác sĩ Bình nhấn mạnh.

3. Thuốc uống tránh thai là giải pháp duy nhất

Quan niệm trên hoàn toàn không đúng vì trên thị trường hiện có 2 dạng tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng, nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn hoặc phương pháp tránh thai thường dùng của bạn thất bại.

Ngoài các viên thuốc uống tránh thai khẩn cấp, bạn còn có thể cấy vòng tránh thai (IUD) khẩn cấp. Đây là một dụng cụ chuyên dụng nhỏ, bằng chất dẻo và đồng, có thể cấy vào tử cung của người phụ nữ tới 5 ngày sau khi "quan hệ" không an toàn. Bạn có thể chọn giữ vòng IUD như giải pháp tránh thai thường xuyên trong khoảng từ 5 - 10 năm.

4. Thuốc tránh thai khẩn cấp cần sự chỉ định của bác sĩ

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, hơn 1/3 phái yếu tin rằng, họ cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mới được dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, trong thực tế, họ có thể mua các thuốc tránh thai khẩn cấp đủ điều kiện lưu hành ở hầu hết các hiệu bán thuốc mà không cần đơn thuốc của bác sĩ.

Nếu muốn cấy vòng IUD, khi đó họ mới cần viện nhờ tới một bác sĩ chuyên khoa và y tá.

Theo Mai Lan (NĐT)