Những hành vi tưởng là lỗi nhưng không bị cảnh sát phạt, hàng triệu lái xe có thể chưa biết

Theo Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông người đi xe máy vi phạm sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt theo quy định. Tuy nhiên, có những hành vi tưởng là lỗi nhưng không bị phạt.

Vi phạm luật giao thông là gì?

Vi phạm luật giao thông là người tham gia giao thông đường bộ vi phạm những quy định về an toàn giao thông, điều khiển các phương tiện giao thông không đúng với quy định của pháp luật.

Các hình thức xử phạt vi phạm giao thông

Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các hình thức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông bao gồm: Cảnh cáo. Phạt tiền. Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

6 trường hợp vi phạm giao thông không bị CSGT phạt tiền, cần phải biết kẻo mất tiền oan

GĐXH - Khi tham gia giao thông, các tài xế cần phải tuân thủ quy định nếu không sẽ bị phạt nặng. Tuy nhiên, 6 trường hợp vi phạm giao thông dưới đây sẽ không bị CSGT phạt khi vi phạm giao thông.

Những hành vi tưởng là lỗi nhưng sẽ không bị cảnh sát giao thông phạt

Đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai

Người điều khiển xe máy, xe đạp đi xe dàn hàng ngang đều bị nghiêm cấm theo Khoản 3, Điều 30 và Khoản 1, Điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Nếu vi phạm, người điều khiển xe máy, xe đạp sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP lại chỉ quy định về mức phạt đối với xe đạp, xe máy đi dàn hàng ba trở lên. Cụ thể:

- Đi xe máy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên: Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

- Đi xe đạp dàn hàng ngang 03 xe trở lên: Phạt từ 80.000 - 100.000 đồng.


Quy định hiện hành chưa có mức phạt cụ thể dành cho hành vi đi xe dàn hàng hai. Điều này đồng nghĩa rằng hành vi đi xe đạp, xe máy dàn hàng hai sẽ không bị xử phạt vi phạm giao thông.

Xe máy không có gương chiếu hậu bên phải

nhung-hanh-vi-tuong-la-loi-nhung-khong-bi-canh-sat-phat-hang-trieu-lai-xe-co-the-chua-biet

Theo quy định, người điểu khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt. Ảnh minh họa: TL

Theo Điểm e, Khoản 2, Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, có đủ gương chiếu hậu là một trong những điều kiện đảm bảo cho ô tô, xe máy được phép tham gia giao thông. Nếu vi phạm quy định này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Theo Điểm a, Khoản 2 Điều 16, khi ô tô chỉ cần không có đủ gương chiếu hậu là sẽ bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng. Nhưng với xe máy vi phạm, người điều khiển phương tiện chỉ bị phạt khi điều khiển xe mà không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng.

Điểm a, Khoản 1, Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;

Căn cứ quy định trên, người điểu khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên phải sẽ không bị xử phạt.

Không xi nhan khi đi vào đường cong

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan khi chuyển làn; chuyển hướng xe; khi ô tô lùi xe, dừng xe, đỗ xe. Nếu không bật xi nhan trong các trường hợp này, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm.

Ngoài ra, các lái xe cũng được khuyến nghị nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đây chỉ là khuyến nghị chứ không phải yêu cầu bắt buộc.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng không quy định nào bắt buộc phải bật xi nhan nếu đi vào đường cong.

Do đó, khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, không chuyển hướng, không chuyển làn) mà không bật xi nhan cũng sẽ không bị phạt.

nhung-hanh-vi-tuong-la-loi-nhung-khong-bi-canh-sat-phat-hang-trieu-lai-xe-co-the-chua-biet

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định nào bắt buộc phải bật xi nhan nếu đi vào đường cong. Ảnh minh họa: TL

 

Trường hợp đi xe máy bằng một tay

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn, hiện chưa có nội dung xử phạt đối với hành vi lái xe bằng một tay, tuy nhiên một số hành vi cụ thể khác đã được quy định kèm mức phạt tiền tương ứng.

Tại Điểm a, Khoản 8, Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.

Cũng theo quy định tại Điểm h, Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, người dân có thể bị xử phạt lên đến 1.000.00 đồng đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện tham gia lưu thông trên đường.

Theo đó, hiện nay pháp luật chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy bằng một tay.

Đeo tai nghe khi điều khiển ô tô

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chỉ yêu cầu người điều khiển xe mô tô, xe máy không sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông mà không yêu cầu người điều khiển ô tô thực hiện.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP  không quy định về mức phạt đối với hành vi điều khiển ô tô mà sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông.

Theo đó, việc sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông bằng ô tô không bị coi là hành vi vi phạm hành chính nên sẽ không bị xử phạt vi phạm.

Theo GiaDinh