Sử dụng thuốc huyết áp cao và tiểu đường có thể khiến tình trạng nhiễm Covid-19 trầm trọng hơn

Bệnh nhân huyết áp cao và tiểu đường có thể có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn với triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây tử vong.

Các nhà khoa học cho biết, những người đang bị huyết áp cao và bệnh tiểu đường có thể có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn với các triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây tử vong do cách thức hoạt động của thuốc họ đang sử dụng để điều trị bệnh vốn có.

Các loại thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin có thể thay đổi hình dạng tế bào theo cách khiến Covid-19 dễ dàng lây nhiễm và tình trạng bệnh nặng hơn. Hai loại thuốc phổ biến này đã được kê đơn gần 65 triệu lần ở Anh vào năm ngoái.

Chúng được dùng để điều trị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao và khoảng 10% người dân ở Anh (tầm 6,6 triệu người) ước tính sẽ dùng nhóm thuốc này thường xuyên.

Một bài báo được xuất bản trên tạp chí y khoa uy tín của Anh - The Lancet Respiratory Medicine, đã nghiên cứu làm thế nào Covid-19 bám vào tế bào của con người để tiếp tục lây lan. Nhưng bác sĩ đã cảnh báo rằng những bệnh nhân đang dùng nhóm thuốc này không được ngừng lại và nên nhận tư vấn của chuyên gia và nhân viên y tế nếu cảm thấy lo lắng.

Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu không chứng minh được mối liên hệ giữa thuốc với Covid-19, nhưng cần được nghiên cứu kỹ hơn về những nguy hiểm tiềm tàng.

su-dung-thuoc-huyet-ap-cao-va-tieu-duong-co-the-khien-tinh-trang-nhiem-covid-19-tram-trong-hon


Các nhà khoa học cho biết các loại thuốc phổ biến được sử dụng bởi hàng ngàn người mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường và tim mạch có thể làm tăng nguy cơ Covid-19 phát triển các triệu chứng nguy hiểm hơn. 

Những nguy cơ khác khiến việc nhiễm Covid-19 có thể nặng hoặc gây tử vong bao gồm tuổi tác (những người trên 80 tuổi có khả năng tử vong cao nhất), bệnh tim. Những người có hệ thống miễn dịch yếu, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư, người mắc bệnh phổi mãn tính cũng có nguy cơ cao hơn nhưng không chắc là tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

Bài báo được viết bởi các nhà khoa học tại Bệnh viện Đại học Basel, Thụy Sĩ và Đại học Thessaloniki ở Hy Lạp giải thích rằng Covid-19 bám vào các tế bào và tấn công chúng bằng cách bám vào một thứ gọi là enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE2).

Một số người bị huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 phải dùng những loại thuốc làm tăng lượng ACE2 trên các tế bào để kiểm soát bệnh của họ. Tại Anh, có hơn 16 triệu người mắc các bệnh này tuy nhiên không xác định được số lượng người dùng thuốc một cách chính xác.

Theo dữ liệu của NHS, các phiên bản của 2 loại thuốc này được kê đơn nhiều nhất ở Anh là Ramipril, Losartan, Lisinopril và Candesartan.

Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Michael Roth, từ Đại học Basel, đã viết: "Những dữ liệu này cho thấy điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển và ARB làm tăng biểu hiện ACE2. Do đó, biểu hiện gia tăng của ACE2 sẽ tạo điều kiện cho việc nhiễm Covid-19.

Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng điều trị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp bằng thuốc kích thích men chuyển làm tăng nguy cơ phát triển Covid-19 nghiêm trọng hơn và thậm chí là gây tử vong. Nếu giả thuyết này được xác nhận, nó có thể dẫn đến một cuộc xung đột về điều trị bệnh."

Giáo sư Tim Chico, từ Đại học Sheffield, cho biết bài báo không phải là bằng chứng về mối liên hệ giữa các loại thuốc với nguy cơ tử vong cao hơn do Covid-19.

Ông nói: "Bài báo này không báo cáo kết quả của một nghiên cứu, nó chỉ đơn giản là đặt ra một câu hỏi về việc thuốc huyết áp và bệnh tim, được gọi là thuốc ức chế men chuyển, có thể làm tăng khả năng nhiễm Covid-19 nghiêm trọng hơn hay không. Bài báo không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào xác nhận điều này, nó chỉ đơn giản gợi ý một mối quan hệ nên được tìm hiểu thêm. Điều quan trọng là bài báo này không giải thích hoặc báo cáo nghiên cứu nào khi nói rằng các chất ức chế men chuyển được chứng minh là làm nặng thêm Covid-19. 

Tôi đặc biệt khuyên mọi người không nên dừng sử dụng thuốc cho bệnh tim hoặc thay đổi bất kỳ thứ gì mà không thảo luận với bác sĩ. Nếu bệnh nhân dừng thuốc và tình trạng trở nên tồi tệ đến mức phải nhập viện cùng lúc với việc chúng tôi đang đối phó với sự gia tăng những trường hợp Covid-19, điều đó sẽ khiến bệnh nhân gặp rủi ro đáng kể hơn nhiều và gây thêm căng thẳng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe".

Tiến sĩ Dipender Gill, làm việc tại Imperial College NHS Trust ở London nói thêm: "Bằng chứng hiện đang thiếu và còn quá sớm để đưa ra kết luận chắc chắn về bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin 2 loại 1 với nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của nhiễm Covid-19. 

su-dung-thuoc-huyet-ap-cao-va-tieu-duong-co-the-khien-tinh-trang-nhiem-covid-19-tram-trong-hon

Những người bị các triệu chứng coronavirus nghiêm trọng được điều trị chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Cremona, Ý phải nằm úp vì nó giúp cải thiện máy móc hỗ trợ hô hấp hoạt động tốt hơn bằng cách giảm áp lực lên phổi. 

Hơn nữa, những tác động cấp tính của việc dừng các loại thuốc này liên quan đến nguy cơ, mức độ nghiêm trọng của nhiễm COVID-19 không được biết đến. Bệnh nhân nên làm theo hướng dẫn y tế công cộng thay vì thay đổi thuốc mà không nghe tư vấn đúng đắn và thông báo với bác sĩ của họ".

Bác sĩ Roth và đồng nghiệp đã thực hiện nghiên cứu của họ bằng cách xem xét những nghiên cứu khác về bệnh nhân Covid-19 với các dạng bệnh nặng.

Họ phát hiện ra rằng những căn bệnh phổ biến nhất ở các bệnh nhân Covid-19 gặp tình trạng nặng là huyết áp cao (23,7%), tiểu đường (16,2%) và bệnh tim (5,8%).

Bằng cách nghiên cứu làm thế nào Covid-19 và SARS gắn vào các tế bào bên trong cơ thể người, họ đã đưa ra một lý thuyết về cách thuốc huyết áp có thể giúp virus này lây lan dễ dàng hơn.

Họ cũng nói thêm rằng những người mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao có thể gặp nhiều rủi ro hơn do những thay đổi trong gen khiến họ sản sinh ra nhiều ACE2 một cách tự nhiên. "Chúng tôi đề nghị những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp hoặc bệnh tiểu đường, được điều trị bằng thuốc tăng men 2, có nguy cơ nhiễm trùng Covid-19 cao hơn và do đó họ nên được theo dõi", các nhà khoa học nói.

Theo VietQ