Sự thật ăn nhiều đậu phụ dễ mắc u.ng t.hư

Nhiều người tin rằng ăn quá nhiều các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như đậu phụ có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Quan niệm này có chính xác?

Jamie Mok, chuyên gia dinh dưỡng tại Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ cho biết: “Đậu phụ có hàm lượng protein cao, điều này khiến nó trở thành một lựa chọn thay thế thực sự tốt cho protein có nguồn gốc từ động vật”.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đậu phụ còn chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, mangan, sắt, vitamin A.

su-that-an-nhieu-dau-phu-de-mac-u-ng-t-hu

Ảnh minh họa

Mặc dù bổ dưỡng nhưng nhiều người lo lắng ăn đậu phụ gây ung thư. Lo lắng này bắt nguồn từ mối liên hệ giữa mức tăng estrogen và nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn.

Chuyên gia Jamie Mok cho biết, thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng có isoflavone, một loại estrogen thực vật. Một số người liên kết isoflavone với sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Từ đố dẫn đến quan điểm ăn đậu phụ gây ung thư.


Đậu phụ có thực sự tốt cho sức khỏe?

Mối liên hệ với ung thư

Chuyên gia Mok cho biết, nếu chỉ xem xét các khoáng chất và vitamin thì đậu phụ là một lựa chọn lành mạnh để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.

“Một quan niệm sai lầm là đậu nành tác động như thế nào đến mức độ hormone, và ăn quá nhiều đậu nành có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe”, Mok nói.

Mok khẳng định điều này là sai sự thật. Cô giải thích: “Mặc dù đậu nành có chứa isoflavone nhưng chúng tương tự như estrogen của con người và yếu hơn nhiều. Isoflavone cũng rất khác so với estrogen tổng hợp, có thể góp phần gây ra một số vấn đề sức khỏe.

Nghiên cứu cho thấy các hóa chất thực vật này (isoflavone) là trung tính hoặc thậm chí có một số lợi ích sức khỏe để giúp điều chỉnh estrogen và bảo vệ chống lại ung thư vú.”

Sau khi phân tích các nghiên cứu với tổng cộng 9.514 người sống sót sau ung thư vú ở Trung Quốc và Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa việc ăn isoflavone đậu nành sau chẩn đoán và nguy cơ tái phát khối u thấp hơn 25%. Vì vậy, không thể khẳng định đậu phụ gây ung thư.

Mối liên hệ với sức khỏe tim mạch

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc liệu ăn các sản phẩm từ đậu nành có thực sự có lợi cho sức khỏe tim mạch hay không. Các nhà khoa học đã đưa ra câu trả lời cho vấn đề này.

Cụ thể, một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí y khoa Circulation cho thấy trong số 210.000 đàn ông và phụ nữ Hoa Kỳ, những người ăn đậu phụ ít nhất một lần/tuần có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 18% so với những người hầu như không ăn đậu phụ.

su-that-an-nhieu-dau-phu-de-mac-u-ng-t-hu

Ảnh minh họa

Nhóm người cần hạn chế ăn đậu phụ

Đậu nành có thể tăng nguy cơ bướu cổ, góp phần gây cản trở hoạt động của tuyến giáp. Mặc dù trên thực tế, hiệu ứng này có thể rất nhỏ. Do đó, nếu bị bệnh tuyến giáp nên giảm thiểu lượng tiêu thụ đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành.

Những người mắc bệnh sỏi thận thì không nên ăn đậu phụ bởi loại thực phẩm này rất giàu oxalat. Nếu ăn đậu phụ, oxalat được hấp thu vào cơ thể, bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa nên nó sẽ kết hợp với canxi, kết tủa tạo thành sỏi thận không tốt cho sức khỏe.

Đậu phụ có hàm lượng protein thực vật lớn, ăn nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể và khiến cho sự phân giải protein trở nên quá tải. Người bị bệnh tiêu hóa ăn đậu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Với những người mắc bệnh gout, đậu phụ cũng là món ăn cần lưu ý. Trong đậu phụ chứa nhiều purine là hợp chất có nhiều trong các loại thịt đỏ, hải sản và đồ uống có cồn. Thành phần purine chúng tạo ra các axit uric dễ làm cho bệnh tình tăng nặng hơn gout.

Theo Gia đình Việt Nam