Thị trường tuần qua: Đại gia ngoại và chiến thuật làm chủ thị trường bán lẻ

Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Central (Thái Lan) đang mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách liên doanh hoặc thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam... 

Thị trường tuần qua: Đại gia ngoại và chiến thuật làm chủ thị trường bán lẻ

Ảnh minh họa.

Chiến thuật làm chủ thị trường

Tập đoàn bán lẻ Aeon vừa thông báo sẽ khai trương trung tâm mua sắm tại Hà Nội vào ngày 28/10. Đây là trung tâm thứ 3 và là trung tâm đầu tiên tại Hà Nội của nhà bán lẻ Nhật Bản này.

Ông Yukio Konishi, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Aeon Mall Việt Nam, cho biết: "Thị trường Việt Nam rất tiềm năng. Bằng chứng là trung tâm Aeon đầu tiên mở vào tháng 1/2014 tại TP.HCM thu hút 13 triệu lượt khách mỗi năm. Chúng tôi có thể mở thêm 20 trung tâm mua sắm tại Hà Nội và TP.HCM". (Xem tiếp)

Indonesia sẽ soán ngôi Việt Nam trong ngành xi măng?


Hiệp hội Xi măng của Indonesia tỏ ra khá lạc quan khi cho rằng đến năm 2017 nước này sẽ trở thành nhà sản xuất xi măng lớn nhất của Châu Á. Điều này không khó hiểu khi sắp tới Indonesia có thêm 8 nhà máy mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong 2 năm tới, với tổng công suất ước tính là 24 triệu tấn mỗi năm.

Trong đó, 4 nhà máy dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2015 thuộc sở hữu của hãng Xi măng Bosowa, Holcim, Merah Putih và hãng Xi măng Pan Asia. Các nhà máy này dự kiến sẽ cung cấp thêm 11 - 12 triệu tấn sản phẩm mỗi năm cho thị trường. (Xem tiếp)

Acecook “teo tóp”, Masan tăng tốc

Theo báo cáo mới nhất do Euromonitor phát hành tháng 4/2015, thị trường thị trườngmì ăn liền Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 10% trong năm 2014, với doanh số đạt hơn 24.300 tỷ đồng.

Mặc dù vẫn giữ được mức tăng trưởng 2 chữ số nhưng đây là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Thị trường mì ăn liền đang có hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ đang tham gia. Tuy nhiên, phần lớn thị phần đang thuộc về 3 doanh nghiệp dẫn đầu là Acecook, Masan Consumer và Asia Foods. Acecook có các thương hiệu chủ lực là Hảo Hảo, Vina Acecook, Hảo 100 trong khi Masan có 3 thương hiệu chính là Omachi, Kokomi, Sagami còn của Asia Foods là Gấu Đỏ, Hello. (Xem tiếp)

Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm mạnh vì Trung Quốc

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, khối lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 4,47 triệu tấn và 1,92 tỷ USD, giảm 10% khối lượng và 15,7% giá trị so với cùng kỳ 2014.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2015 với 35,37% thị phần. Tuy nhiên, 8 tháng đầu năm  xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 2,64% về khối lượng và giảm 8,74% về giá trị).

Thị trường tuần qua: Đại gia ngoại và chiến thuật làm chủ thị trường bán lẻ

Tình hình xuất khẩu gạo 

Chi triệu USD nhập hoa quả ngoại, hoa quả nội èo uột xứ người

Mặc dù trái cây Việt Nam rất phong phú nhưng các doanh nghiệp kinh doanh trái cây ngoại vẫn "ăn nên làm ra" khi doanh thu tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao. Hai quý đầu năm nay, Việt Nam đã chi 250 triệu USD để nhập khẩu rau củ quả, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Ở chiều xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu trái cây lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là Mỹ, Hà Lan... Dù số lượng xuất khẩu không nhỏ nhưng điều đáng buồn là lâu nay, trái cây Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới.

Hàng Việt toàn đóng gói bằng bao tải, thùng phuy

Tại diễn đàn “Đổi mới sáng tạo phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững” do Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức ngày 30/9 tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dịch vụ Khoa học Công nghệ Sắc ký Hải Đăng cho biết, hầu hết sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu thô và đóng trong bao tải, thậm chí trong thùng phuy (như mật ong).

Bà Minh cũng cho biết rất nhiều doanh nghiệp Việt quy mô vừa và nhỏ, đa số sản phẩm không đáp ứng yêu cầu thị trường. (Xem tiếp)

Tin vắn thị trường:

- 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu từ thị trường Trung Quốc lên tới 24,3 tỷ USD, nhưng nhờ xuất siêu với các thị trường khác, nhập siêu cả nước đạt gần 4 tỷ USD.

- Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, giá muối tại miền Bắc dao động ở mức 1.200-2.500 đồng/kg; tại vùng Nam Trung Bộ, muối thủ công có giá 300-950 đồng/kg, muối công nghiệp 650-960 đồng/kg; vùng ĐBSCL, giá 600-1.000 đồng/kg.

- Từ 7h sáng 1/10, các doanh nghiệp kinh doanh gas sẽ tăng giá thêm 10.000 đồng/bình, như vậy 1 bình 12kg sẽ có giá khoảng 275-286.000 đồng/bình.

- Từ 3h chiều 3/10 giá xăng dầu chính thức được điều chỉnh tăng, cụ thể giá xăng RON 92 và xăng E5 tăng 189 đồng/lít; dầu diesel giảm163 đồng/lít và dầu hỏa giảm 74 đồng/lít.

Theo Tâm An (bizlive)