5 loài hoa tuyệt đẹp có tác dụng chữa bệnh không ngờ

 Ít ai biết rằng ẩn sau nét đẹp thuần khiết đó mỗi loài hoa lại có một công dụng chữa bệnh khác nhau, thậm chí là những căn bệnh nan y mà y học hiện đại ngày nay cũng khó chữa được.

Hoa hồng

Hoa hồng

Không chỉ là loài hoa biểu tượng của tình yêu, hoa hồng còn có những tác dụng không ngờ. Trong tự nhiên, giống hoa hồng có khoảng 150 loài, phân bố khắp bán cầu bắc, từ Alaska cho đến Mexico và ở cả Bắc Phi. Hoa hồng là các cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành có gai. Hoa thơm, màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng, xanh hay đỏ...

Y học hiện đại ngày nay đã phát hiện thêm vô số tác dụng kỳ diệu của loại hoa tượng trưng cho tình yêu này như :Trị khai huyết và tăng cường sức khỏe cho tuyến nội tiết, tăng cường hệ miễn dịch, chống vi khuẩn và bảo vệ đường tiêu hoá, chống viêm phế quản, viêm họng, viêm loét dạ dày, chống cảm cúm, sốt, rối loạn thần kinh...

Chúng ta có thể dùngnước chiết xuất từ hoa hồng hằng ngày để điều trị rối loạn dây thần kinh, xông hương cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, thận. Hoặc dùng cánh hoa hồng (giã đắt lên mụn nhọt) có thể làm tiêu sưng tấy, giảm đau. Ngoài ra , chúng ta cũng nên dùng cánh hoa hồng bách trộn với đường phèn, hấp cơm để chữa ho cho trẻ (chưng cánh hoa hồng trắng với đường phèn), trị lở loét miệng, chữa viêm phế quản, viêm họng, cảm cúm, sốt, viêm lợi vào mùa này cũng rất hiệu quả.


Hoa đào

Hoa đào

Hoa đào chỉ nở vào mùa xuân, với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết, hoa đào không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà còn là những vị thuốc hay, độc đáo của y học cổ truyền.

Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt…

Chính vì vậy mà từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần.

Hoa quỳnh

Hoa quỳnh

Quỳnh là một loài hoa được xem là quý nhất trong các loại hoa nở về đêm.

Theo Đông y, hoa quỳnh có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, kháng viêm, tiêu thũng , giảm ho, trừ đờm dùng trị ho, viêm họng , lao phổi, ho ra máu, hen suyễn, cao huyết áp, sỏi thận, sỏi bàng quang..

Có thể chữa sỏi thận , niệu quản, bàng quang theo kinh nghiệm dân gian : Hoa quỳnh thu hái lúc mới nở, để tươi hoặc phơi , thái nhỏ , tẩm mật, sao vàng. Hãm với nước sôi như pha trà hoặc sắc với 200ml nước còn 50ml , uống 1 lần trong ngày. Hoặc có thể chữa ho có đờm, ho do lao bằng cách sử dụng hoa tưoi thái nhỏ, hấp với mật ong hoặc nấu với trứng gà ăn nóng trong ngày.

Hoa sen

Hoa sen

Trong các loài hoa của Việt Nam, hoa sen luôn đứng ở vị trí đặc biệt. Mỗi bộ phận của cây sen đều có tác dụng riêng hoặc để chế biến thành những món ăn có tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Chẳng hạn, sen có khá nhiều cánh, chúng được dùng ngâm bồn (spa trị liệu) để tăng thêm nguyên khí, giúp tinh thần sảng khoái. Ngoài ra, tinh dầu của sen còn dùng dưỡng da, để loại bỏ đi các tế bào chết và massage giúp lưu thông khí huyết. Gương sen là nơi chứa hạt sen có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, chữa huyết ứ, bụng đau, sinh xong nhau chưa ra, băng huyết sau khi sinh, tiểu tiện khó hoặc ra máu.. Hay tim sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao, tim sen pha uống như trà chữa bệnh mất ngủ, an thần .

Lá sen thì lại có vị đắng, tính ôn, có tác dụng thăng dương, chỉ huyết. Nó dùng để trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao và chứng cảm sốt mùa hè. Tâm sen tính hàn, có tác dụng thanh tâm trừ phiền muộn, dùng để an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh và huyết áp cao.

Và đặc biệt hạt sen (còn gọi là Liên nhục, Liên tử) : dùng chữa trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng. Hạt sen cũng là một loại thực phẩm quý, thường dùng nấu chè, làm mứt, chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng

Kim cúc (hoa cúc vàng hay hoàng cúc) là loại cây thân thảo cao, chia nhiều cành nơi gần ngọn. Hoa mọc ở ngọn cây thành cụm có khi mọc hoa ở ngọn cành hay nách lá.

Bộ phận dùng làm thuốc là quả, hoa kim cúc. Hoa cúc sau khi nở vừa tới được hái về, rửa sạch bụi bẩn, sao đó đem phơi hoặc sấy khô. Khi uống, chúng ta bỏ 4 đến 5 bông hoa cúc vào ấm trà, cho nước sôi vào và đợi 3 - 4 phút là có thể uống được. Hoặc bạn có thể kết hợp loại hoa này với trà xanh và hoa hòe cho tác dụng tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, làm sáng mắt, giúp phòng ngừa và chữa trị nhức đầu do nhiệt. Trà hoa cúc là một trong những bài thuốc quý từ thiên nhiên. Tuy nhiên, theo GS Dương Trọng Hiếu  : “ Phụ nữ mang thai, người có thể trạng dị ứng phấn hoa không nên dùng trà hoa cúc”.

Trên đây là một số những tác dụng sẵn có của những loại hoa quen thuộc hàng ngày với chúng ta, đó là những bài thuốc mà ông cha ta đã áp dụng từ xưa. Nhưng để sử dụng cá bài thuốc trên một cách an toàn và có hiệu quả nhất chúng ta nên nghe lời khuyên và sự chỉ dẫn của các bác sĩ.

Theo Diệu Linh (NTD)