Tin sáng 26/3: Ngân hàng phải báo người dùng nếu thẻ không giao dịch, nợ quá hạn kéo dài; những người này có thể được tăng lương tối thiểu 2 lần liên tiếp từ 1/7

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng chủ động báo cho khách hàng nếu có vấn đề bất thường như thẻ không giao dịch, nợ quá hạn kéo dài; Nếu dự thảo được thông qua đồng nghĩa với việc từ ngày 1/7/2024, sẽ có nhiều người lao động được tăng lương tối thiểu vùng và tăng lương do chuyển vùng.

Ngân hàng phải báo người dùng nếu thẻ không giao dịch, nợ quá hạn kéo dài

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành công văn về đảm bảo an toàn trong hoạt động thẻ, yêu cầu các nhà băng rà soát quy trình nội bộ về phát hành và sử dụng thẻ đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đồng thời, lãnh đạo các tổ chức tín dụng cần chỉ đạo cán bộ, nhân viên trong toàn hệ thống thực hiện đúng trình tự, thủ tục phát hành và sử dụng thẻ. Thông tin đồng loạt trên các tờ VnExpress, VTC, Dân Trí...

Bên cạnh đó, các nhà băng cần rà soát, đảm bảo các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi với từng loại thẻ phát hành tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật liên quan.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải công khai minh bạch, cung cấp đầy đủ thông tin và có biện pháp đảm bảo khách hàng đã nắm được các thông tin về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, cũng như các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi (đặc biệt là với thẻ tín dụng) và những thay đổi trong quá trình sử dụng thẻ.

tin-sang-26-3-ngan-hang-phai-bao-nguoi-dung-neu-the-khong-giao-dich-no-qua-han-keo-dai-nhung-nguoi-nay-co-the-duoc-tang-luong-toi-thieu-2-lan-lien-tiep-tu-1-7

Theo công văn này, nếu ngân hàng phát hiện các vấn đề bất thường trong việc sử dụng thẻ của khách hàng như không phát sinh giao dịch, phát sinh nợ quá hạn kéo dài..., các nhà băng cần chủ động thông tin đến khách hàng và phối hợp các bên liên quan có biện pháp xử lý kịp thời, không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng cũng như của tổ chức phát hành thẻ.

Gầy đây, nhiều người dùng xôn xao trước thông tin thẻ tín dụng của khách hàng Phạm Huy Anh tại Eximbank từ khoản nợ 8,5 triệu đồng thành nợ xấu 8,8 tỷ đồng sau 11 năm. Ngân hàng Nhà nước cho biết cách tính lãi kép với thẻ tín dụng là hợp pháp, tuy nhiên xét trên thông lệ, giới nhà băng đều cho rằng con số này là cao bất thường .


Sau sự vụ nợ thẻ tín dụng của Eximbank, nhiều chủ tài khoản đã chủ động gọi tới các ngân hàng để kiểm tra tình trạng tài khoản, thẻ để đóng, sau thời gian dài không sử dụng. Tuy nhiên, một số khách hàng cho biết dù nhiều năm không sử dụng, tài khoản tại nhiều băng như Eximbank, DongABank... đã bị "âm" tiền vì nợ phí dịch vụ tài vài trăm đến vài triệu đồng.

Từ 1/7 tới đây, những người này có thể được tăng lương tối thiểu 2 lần liên tiếp

Tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 1/7/2024. Thông tin trên VietnamNet.

Trong đó, về mức lương tối thiểu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024 để cải thiện cho người lao động; dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025 (tính trước một phần CPI của năm 2025 vào mức sống tối thiểu để người lao động được hưởng ngay từ giữa năm 2024).

tin-sang-26-3-ngan-hang-phai-bao-nguoi-dung-neu-the-khong-giao-dich-no-qua-han-keo-dai-nhung-nguoi-nay-co-the-duoc-tang-luong-toi-thieu-2-lan-lien-tiep-tu-1-7

Ảnh minh họa

Mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mức lương tối thiểu giờ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động.

Bên cạnh việc tăng lương tối thiểu vùng 6%, dự thảo còn đề xuất điều chỉnh địa bàn áp dụng theo đề nghị của UBND cấp tỉnh như sau:

Điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với: thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa; thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với: huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; và huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Như vậy, nếu dự thảo được thông qua đồng nghĩa với việc từ ngày 1/7/2024 sẽ có nhiều người lao động được tăng lương tối thiểu vùng và tăng lương do chuyển vùng.

Hà Nội dừng hoạt động 5 tuyến xe buýt kể từ ngày 1/4 

Chiều 25/3, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (HPTC) cho biết, theo phương án điều chỉnh mạng lưới tuyến xe buýt được UBND Thành phố chấp thuận, từ ngày 1/4/2024, 5 tuyến buýt số 10 (A, B), 14, 18, 44, 145 dừng hoạt động. VTV đưa tin.

tin-sang-26-3-ngan-hang-phai-bao-nguoi-dung-neu-the-khong-giao-dich-no-qua-han-keo-dai-nhung-nguoi-nay-co-the-duoc-tang-luong-toi-thieu-2-lan-lien-tiep-tu-1-7

Hà Nội đang rà soát các tuyến buýt để hợp lý hóa mạng lưới vận tải hành khách công cộng.

Để đảm bảo ổn định nhu cầu đi lại bằng xe buýt của hành khách sau khi 5 tuyến buýt trên dừng hoạt động, Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức lại (điều chỉnh lộ trình, tần suất, dịch vụ) một số tuyến buýt trên mạng lưới (điều chỉnh điểm đầu cuối, lộ trình tuyến buýt số 42 đến Trung Mầu (Gia Lâm), điều chỉnh tăng tần suất dịch vụ tuyến 54 từ 15 phút/lượt lên 10-15 phút/lượt, điều chỉnh lộ trình tuyến buýt số 42,…) để việc đi lại của hành khách không bị xáo trộn.

Ngoài ra, hành khách đi lại thường xuyên trên 5 tuyến buýt trên có thể sử dụng các tuyến buýt khác trong mạng lưới để kết nối, trung chuyển phục vụ cho chuyến đi của mình (Có thông báo hướng dẫn cụ thể đối với hành khách tại văn bản số 194/TTGTCC-KHVH ngày 22/3/2024). Trường hợp hành khách đã mua tem vé tháng 1 tuyến tháng 4, 5/2024 của 5 tuyến buýt trên có nhu cầu đổi sang vé tháng 1 tuyến của tuyến khác, đổi sang vé tháng liên tuyến (bằng cách trả thêm phần chênh lệch giá vé) hoặc không có nhu cầu sử dụng vé tháng muốn được hoàn tiền có thể đến các điểm bán vé tháng để được hướng dẫn đổi vé hoặc hoàn tiền.

"Quyết định dừng hoạt động đối với 5 tuyến trên là một chủ trương lớn của Thành phố, là một bước để hướng tới tối ưu hóa mạng lưới tuyến, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới, phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân", Giám đốc HPTC Thái Hồ Phương thông tin.

Người trúng đấu giá biển số 30K-999.99 hơn 75 tỷ đã bỏ cọc

Theo Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam, khách hàng trúng đấu giá biển số 30K-999.99 với hơn 75 tỷ đồng đã bỏ cọc. Đơn vị đấu giá đưa biển số này trở lại sàn vào tháng 4 tới. Thông tin trên VietnamNet.

Ngày 25/3, đại diện Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam cho biết, trong các ngày từ 3-5/4 sẽ có nhiều biển số ô tô "đẹp" được đưa lên sàn, trong đó có biển số: 30K- 999.99, 14A- 888.88, 51L- 345.67, 99A- 655.55, 99C- 300.00, 98A- 711.11..

Đáng chú ý, biển số 30K-999.99 đã trúng đấu giá ngày 13/1 với số tiền kỷ lục hơn 75,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, người trúng đấu giá đã bỏ cọc, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

tin-sang-26-3-ngan-hang-phai-bao-nguoi-dung-neu-the-khong-giao-dich-no-qua-han-keo-dai-nhung-nguoi-nay-co-the-duoc-tang-luong-toi-thieu-2-lan-lien-tiep-tu-1-7

Biển số 30K- 999.99 trúng đấu giá hơn 75,25 tỷ đồng. Ảnh chụp màn hình

Theo đơn vị tổ chức, phiên đấu giá tới đây sẽ được tổ chức theo cách thức mới. Thời gian đấu giá được xác định bao gồm: thời gian chính thức và thời gian của vòng gia hạn. Tổng thời gian của 2 vòng đấu giá không quá 30 phút.

Thời gian đấu giá chính thức là khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho đến phút thứ 25.

tin-sang-26-3-ngan-hang-phai-bao-nguoi-dung-neu-the-khong-giao-dich-no-qua-han-keo-dai-nhung-nguoi-nay-co-the-duoc-tang-luong-toi-thieu-2-lan-lien-tiep-tu-1-7

Các phiên đấu giá được Cục CSGT giám sát chặt chẽ. Ảnh: Đình Hiếu

Vòng đấu gia hạn là khoảng thời gian sau thời gian chính thức. Chỉ người tham gia đấu giá đủ điều kiện tiếp tục được trả giá. Mỗi vòng đấu gia hạn kéo dài 30 giây và tối đa là 10 vòng đấu gia hạn.

Cũng theo Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam, tại thời điểm kết thúc thời gian đấu giá chính thức, nếu hệ thống ghi nhận chỉ có một người tham gia trả giá hợp lệ thì cuộc đấu giá kết thúc, người tham gia đó là người trúng đấu giá, giá trả hợp lệ cao nhất là giá trúng đấu giá.

Trong vòng 10 giây cuối cùng của thời gian đấu giá chính thức nếu hệ thống ghi nhận không có lệnh trả giá hợp lệ mới của người tham gia đấu giá, thì người có giá trả hợp lệ cao nhất được hệ thống xác định là người trúng đấu giá, cuộc đấu kết thúc.

Trong vòng 10 giây cuối cùng của thời gian đấu giá chính thức, nếu hệ thống ghi nhận có lệnh trả giá hợp lệ mới, cuộc đấu giá sẽ được mở rộng thêm vòng đấu gia hạn thứ nhất. Mỗi vòng đấu gia hạn kéo dài 30 giây và tối đa không quá 10 vòng. Người tham gia đấu giá có lệnh trả giá hợp lệ trong 25 phút đầu sẽ được tham gia vòng đấu gia hạn thứ nhất.

Một chủ nhà trọ chơi đẹp cho công nhân nợ 3 tháng tiền nhà 

Hơn 2 tháng nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hải và chị Lê Thị Tuyết Nhung (thợ sơn nước, quê An Giang) chỉ làm được 13 ngày công với số tiền hơn 10 triệu đồng. Đã vậy, vợ chồng chị vẫn chưa chủ công trình thanh toán. Nợ tiền nhà đến 3 tháng, thậm chí không có cả tiền ăn, vợ chồng anh Hải đành mượn tiền bà chủ nhà để sống qua ngày.

tin-sang-26-3-ngan-hang-phai-bao-nguoi-dung-neu-the-khong-giao-dich-no-qua-han-keo-dai-nhung-nguoi-nay-co-the-duoc-tang-luong-toi-thieu-2-lan-lien-tiep-tu-1-7

Bà Lê Thị Kim Chi (bìa phải) thăm hỏi công nhân ở trọ

Bà Lê Thị Kim Chi - chủ một khu nhà trọ ở phường An Phú, TP Thủ Đức, TP HCM. kể trước khi kinh doanh nhà trọ, vợ chồng bà rất nghèo, thậm chí không đủ ăn. Cách đây 20 năm, khi làn sóng công nhân ngoại tỉnh đến TP HCM làm việc ngày một nhiều, bà vay tiền xây 10 phòng trọ cho họ thuê. Từ 10 phòng ban đầu, đến nay đã lên 40, với hơn gần 100 công nhân thuê.

"Người lao động ở trong khu nhà trọ ai cũng khó khăn. Tôi cũng từng rất khó khăn nên xem các em, các cháu như người thân. Có người nợ đến 3-4 tháng tiền nhà tôi cũng không nỡ đòi vì biết các anh chị em bị nợ lương" - bà Chi bày tỏ trên Người Lao Động.

tin-sang-26-3-ngan-hang-phai-bao-nguoi-dung-neu-the-khong-giao-dich-no-qua-han-keo-dai-nhung-nguoi-nay-co-the-duoc-tang-luong-toi-thieu-2-lan-lien-tiep-tu-1-7

Bà chủ nhà trọ Lê Thị Kim Chi (bìa phải) đi siêu thị chọn từng món quà Tết cho người lao động trong khu trọ

Bà Chi là một trong những chủ trọ tiên phong đăng ký định mức điện, nước để công nhân được mua đúng giá. Mỗi phòng trọ có diện tích từ 13-15 m2, với giá thuê 2 triệu đồng/phòng/tháng. Những người ở lâu, có hoàn cảnh khó khăn, bà chỉ lấy 1,8 triệu đồng/phòng. Khu trọ có hệ thống báo cháy, camera an ninh phủ từ trước ra sau.

tin-sang-26-3-ngan-hang-phai-bao-nguoi-dung-neu-the-khong-giao-dich-no-qua-han-keo-dai-nhung-nguoi-nay-co-the-duoc-tang-luong-toi-thieu-2-lan-lien-tiep-tu-1-7

Quà Tết của gia đình bà Chi tặng cho người ở trọ

tin-sang-26-3-ngan-hang-phai-bao-nguoi-dung-neu-the-khong-giao-dich-no-qua-han-keo-dai-nhung-nguoi-nay-co-the-duoc-tang-luong-toi-thieu-2-lan-lien-tiep-tu-1-7

Những phần quà Tết được bà chủ chọn lựa cần thận

Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, khu trọ của bà trở thành "Nhà trọ 0 đồng" với chương trình miễn phí đến 5 tháng tiền nhà. Không chỉ vậy, vợ chồng bà còn đi từng phòng trọ bảo: "Anh chị em cứ an tâm, không lo đói. Vợ chồng tôi sẽ đồng cam cộng khổ cùng mọi người".

Gia đình bà mua gạo, xin rau, thực phẩm các nơi cho người lao động. Nhà bà còn thường xuyên mua bánh bao, bánh mì, xôi… để đưa đến từng phòng trọ trong thời gian thành phố giãn cách.

Trong dịp Tết nguyên đán hằng năm, bà đã đi siêu thị chọn từng món quà cho công nhân ở trọ khu nhà mình. Quà Tết là các mặt hàng thiết yếu như gạo, bánh, nước ngọt, mứt… trị giá 400.000 đồng/phần. Những công nhân ở xa, để tiện lợi, đỡ mang vác, bà li xì cho họ.

Ngoài ra, khu nhà trọ của bà Chi có nhiều gia đình công nhân thuộc diện khó khăn, do đó các chương trình hỗ trợ công nhân của địa phương hay chương trình vui chơi cho con người lao động vào Tết Thiếu nhi, Trung Thu… bà đều đăng ký cho công nhân, con công nhân ở khu trọ của mình. Có khi, người lao động bận tăng ca hay về trễ, bà thay cha mẹ chở các cháu đến phường vui chơi, nhận quà. 

Theo GiaDinh