Những bệnh trẻ dễ mắc phải khi trời nồm

Những bệnh trẻ dễ mắc phải khi trời nồm dễ khiến sức đề kháng của trẻ yếu đi, hệ miễn dịch kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Những bệnh trẻ dễ mắc phải khi trời nồm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm phế quản là những bệnh phát triển do thời tiết thay đổi liên tục, độ ẩm cao, tạo môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh phát triển.

Bệnh đường hô hấp

bệnh 1

Trời nồm với độ ẩm cao, nhiệt độ tương đối thấp thường tạo điều kiện cho các vi sinh vật, nấm, các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh và phát tán trong không gian. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc phải các căn bệnh đường hô hấp. Các căn bệnh hô hấp dễ mắc khi trời nồm thường gặp phải là dị ứng đường hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm khí quản, phế quản cấp… Các căn bệnh này rất nguy hiểm bởi có thể trở thành mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì thế, các bạn cần tự bảo vệ mình trước các tác nhân gây bệnh.

Để phòng tránh các căn bệnh đường hô hấp, các bạn cần giữ ấm cho cơ thể của trẻ, đeo khẩu trang khi đi đường và đến chỗ đông người, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và tăng cường uống nước để nâng cao sức đề kháng… Khi có biểu hiện mắc bệnh, các bạn cần gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Bệnh tiêu chảy cấp


Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu là do vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hoặc do nhóm vi-rút đường ruột, đặc biệt là vi-rút Rota. Vi-rút Rota thường phát triển mạnh trong mùa ẩm, nhất là vào thời tiết mưa nhiều, độ ẩm không khí cao

Tiêu chảy cấp do vi-rút Rota là căn bệnh có tính lây nhiễm cao và thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ thường bị mất nước nặng, gây rối loạn điện giải và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh về da

Trời nồm thường khiến cho làn da của trẻ trở nên ẩm ướt và tiết nhiều dầu hơn. Không những thế, độ ẩm không khí cao còn khiến cho các vi khuẩn, bụi bẩm xâm nhập và phát triển, từ đó gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm về da như viêm da, dị ứng, mụn bọc, mụn mủ.

Lời khuyên cho chúng ta là chú ý hơn tới việc làm sạch da cho trẻ mỗi ngày để phòng tránh các căn bệnh này. Các bạn có thể cho trẻ thay đổi chế độ ăn uống một cách lành mạnh với nhiều rau quả, tăng cường uống nước, hạn chế rượu bia, café và các chất kích thích để bảo vệ da tốt hơn.

Bệnh thủy đậu

bệnh 2

Trong thời tiết ẩm nồm, dịch bệnh thủy đậu là mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe của mỗi chúng ta. Thủy đậu là bệnh do vi-rút Varicella Zoster gây nên với các biểu hiện đặc trưng là những nốt tròn mọc khắp cơ thể, gây ngứa rồi chuyển thành những mụn nước và khô sau 5 - 7 ngày.

Bệnh thủy đậu có nguy cơ lây nhiễm cao từ người này sang người khác, nhất là trong điều kiện thời tiết đang nồm, ẩm ướt, chúng ta dễ dàng tiếp xúc với nguồn bệnh qua đường hô hấp là chủ yếu. Thủy đậu nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn ngoài da, ảnh hưởng đến thai nhi khi thai phụ mắc bệnh…

Sốt vi-rút

Thời tiết thay đổi, mưa nhiều, độ ẩm tăng cao, tiết trời nồm nhiều ngày là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của dịch sốt vi-rút. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh sốt vi-rút. Bệnh này dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị sốt vi-rút cần cách ly, giữ ấm và đưa đi chữa trị kịp thời.

Sốt vi-rút không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nếu tình trạng nhẹ có thể tự khỏi, với điều kiện là được chăm sóc tốt về vệ sinh, dinh dưỡng, môi trường sống. Phụ huynh cần lưu ý đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong thời tiết nồm ẩm như thế này.

Cúm gia cầm

bệnh 3

Trời nồm, ẩm ướt trong mùa xuân là điều kiện lý tưởng để dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh mẽ. Nguyên nhân là do thời tiết nóng ẩm làm cho các vi-rút gây bệnh dễ sinh sôi và phát triển.

Những người có sức đề kháng yếu, tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh thường dễ mắc phải bệnh cúm này. Nếu không chữa trị kịp thời dễ gây tử vong. Để tránh bị mắc bệnh cúm gia cầm và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh này, chúng ta cần bảo vệ cơ thể, giữ ấm, tăng sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ thích hợp, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài…

Theo Người tiêu dùng