Thực hư về socola đen có chứa nhiều kim loại nặng

Theo một nghiên cứu được công bố mới đây trên tờ New York Times cho rằng, trong socola đen có chứa nhiều kim loại nặng.

Nhóm nghiên cứu đã làm một cuộc thử nghiệm trên 72 sản phẩm socola đen, bột ca cao cùng hạt ca cao bán tại các siêu thị ở Mỹ để xem chúng có chứa kim loại nặng vượt mức an toàn quy định bởi Tuyên bố 65 của bang California (một trong số quy định về hóa chất nghiêm ngặt nhất nước) hay không và ghi nhận được kết quả là: 43% chứa lượng chì cao vượt mức, 35% chứa lượng cadmium vượt mức. Cả hai kim loại đều bị xem là chất độc hại liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Mặc dù nghiên cứu không nêu tên thương hiệu nhưng có thể thấy các sản phẩm hữu cơ có khả năng chứa nhiều kim loại nặng hơn, ngoài ra những sản phẩm đạt chứng nhận Fair Trade (đảm bảo sản xuất với điều kiện lao động an toàn, bảo vệ môi trường, sinh kế bền vững, phát triển cộng đồng) không hề có lượng kim loại thấp hơn.

Tuy nhiên, sinh viên y khoa Jacob Hands (Đại học George Washington) - tác giả nghiên cứu - trấn an rằng "hàm lượng không cao đến mức người tiêu dùng phải lo ngại nếu ăn socola đen ở mức vừa phải". Hầu hết sản phẩm socola đen đều chứa lượng chì thấp hơn mức mà Cục quản lý Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) đặt ra. Hiện tại, chưa rõ việc ăn vài miếng socola đen có đem lại rủi ro cho hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh hay không.

thuc-hu-ve-socola-den-co-chua-nhieu-kim-loai-nang

 Mỗi thanh socola đen có thể chứa một lượng kim loại nặng

Ăn nhiều socola đen cùng các sản phẩm cũng chứa lượng kim loại nặng nhất định như hải sản, trà, gia vị có thể chắc chắn làm tăng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Theo phó giáo sư Melissa Melough (Đại học Delaware): “Tôi sẽ không lo lắng khi một người nào đó phát cuồng và ăn socola đen suốt vài tuần. Nhưng thật đáng lo nếu ăn socola đen trở thành thói quen, ăn số lượng lớn”.


Phó giáo sư Tewodros Rango Godebo (Trường Y tế công và Y học nhiệt đới Tulane) khuyên thai phụ cùng trẻ nhỏ nên hạn chế ăn socola đen. Ông cũng nghiên cứu kim loại nặng trong socola và ghi nhận ăn 28 gam socola đen mỗi ngày không gây nguy hiểm cho người trưởng thành không mang thai.

Quá trình sản xuất khiến socola dễ nhiễm kim loại nặng hơn socola sữa. Ca cao nguyên liệu cũng dễ nhiễm chì hoặc cadmium do nơi trồng, cách xử lý lẫn cách chế biến. Nghiên cứu của sinh viên Hands còn phát hiện lượng kim loại còn khác biệt ở từng thương hiệu, thậm chí trên từng thanh socola. Ông cũng cho biết thêm, lượng chì trong mỗi thanh socola có thể chứa một lượng chì nhỏ, không vượt quá mức cho phép của FDA, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều trong thời gian dài thì có thể gây ngộ độc cho cơ thể.

Theo VietQ