Kiêng ăn gì khi đang nuôi con bằng sữa mẹ?

Mẹ cho con bú cần phải ăn uống tốt. Một chế độ ăn cân bằng với những món bạn yêu thích là tốt nhất, nhưng có một số loại thực phẩm khá ngon lành với mẹ nhưng lại không thân thiện với em bé. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ mà còn có thể khiến bé khó chịu, nôn trớ, đau bụng, nổi mẩn và táo bón…

Cà phê

Cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo chút đỉnh, nhưng một đứa trẻ mất ngủ khiến bạn mệt mỏi hơn nhiều. 

Không chỉ cà phê, khi bạn uống bất cứ đồ uống có chứa caffeine thì bạn cũng đồng thời cho con mình nạp caffeine qua sữa mẹ. Cơ thể bé lại không thể đào thải caffeine nhanh và hiệu quả như người lớn nên bé tiếp nhận quá nhiều caffeine qua sữa mẹ sẽ dễ bị kích thích, khiến bé trở nên cáu kỉnh, bứt rứt và không ngủ được. Giải pháp là nên giảm tối đa thức uống chứa caffeine trong thời gian cho bú. Bạn quá mệt mỏi ư, cà phê không hiệu quả tuyệt vời như bạn nghĩ đâu, còn một đứa trẻ quấy khóc mãi không chịu ngủ còn khiến bạn mệt hơn nhiều.

Sô-cô-la

Nếu đây là thứ đồ ngọt ghiền của bạn, hãy cẩn thận vì sô-cô-la cũng chứa caffeine như cà phê và trà, dù không nhiều (khoảng 30g sô-cô-la đen chứa từ 5-35mg caffeine, so với 135mg caffeine trong 1 tách cà phê đen). Nếu bạn nghi ngờ việc nhấm nháp sô-cô-la của mình làm bé con khó chịu, hãy thử… nhịn vài hôm xem tình hình có khá hơn không nhé!


Trái cây họ cam chanh

Một số chất được tìm thấy trong trái cây họ cam chanh có thể gây kích thích đường ruột còn non nớt của bé, khiến bé khó chịu, nôn trớ và có thể hay bị hăm tã hơn. Nếu việc giảm tiêu thụ các loại trái cây này có hiệu quả, hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C khác để bù đắp dinh dưỡng cho bạn (và cũng là cho con), chẳng hạn đu đủ và xoài.

Bông cải xành

Bông cải xanh và một số loại rau quả khác bị nghi ngờ làm em bé bú mẹ cáu gắt và khó chịu.

Các loại bông cải (xanh và trắng) được cho là loại rau sinh hơi đường ruột khiến em bé bị đầy hơi và quấy khóc. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều mẹ không đồng ý với ý kiến này. Hãy ngừng ăn bông cải xanh vài hôm và giải quyết tình hình đầy bụng khó tiêu của bé đã. Sau đó, bạn có thể ăn lại bông cải được hấp chín từng khẩu phần nhỏ để có thể theo dõi phản ứng của bé trước sự thay đổi thành phần thức ăn của mẹ. Nên tránh ăn bông cải xanh sống trong các món salad.

Thức uống có cồn

Thỉnh thoảng nhấp một hớp bia hoặc rượu vang trong bữa tối thì chẳng hề gì, nhưng dùng thức uống có cồn hàng ngày sẽ gây ra ít nhiều rủi ro cho em bé, cụ thể bé có thể bị uể oải, buồn ngủ cả ngày, ngủ sâu và nhiều quá mức, tăng cân bất thường và người mẹ giảm phản xạ tiết sữa. Nếu bạn uống các loại thức uống này chỉ để xoa dịu căng thẳng, hãy nhớ là có nhiều cách khác để thư giãn như tắm, massage hoặc uống một chén trà cúc.

nôngThức ăn cay nồng

Hai loại gia vị quen thuộc giúp món ăn ngon lành hơn nhưng lại khiến em bé khó chịu khi bú mẹ.

Các món ăn sẽ ngon hơn nếu có chút cay cay tê tê nơi đầu lưỡi, nhưng mẹ biết không, chẳng em bé nào lại thích ớt cả. Mẹ ăn cay có thể khiến em bé bú mẹ khó chịu và bứt rứt trong nhiều giờ. Vậy làm sao để tăng hương vị món ăn cho mẹ mà không làm bé khó chịu? Hãy dùng gừng để tạo vị thơm cay, và gừng lại có tác dụng làm dịu tiêu hoá cho bé nữa đấy.

Tỏi

Lại một loại gia vị nêm tuyệt vời cho mẹ nhưng con không thích chút nào. Mẹ ăn thức ăn nhiều tỏi khiến sữa mẹ cũng có mùi tỏi thoang thoảng (mùi tỏi có thể nhiễm vào sữa mẹ khoảng 2 giờ sau bữa ăn). Bé con của bạn dễ dàng nhận thấy mùi này và khó chịu ra mặt khi vú mẹ có mùi tỏi.Ở 2 nền ẩm thực sử dụng nhiều tỏi trong nấu ăn, có 2 cách phản ứng khác nhau với vấn đề mùi sữa mẹ khi mẹ ăn tỏi. Tại Ý, các bà mẹ cho con bú được khuyên bỏ tỏi trong thời gian cho con bú; còn ở Ấn Độ, các bà mẹ cho con bú còn được khuyên ăn tỏi như bình thường để “luyện” khẩu vị cho các em bé sẽ lớn lên trong một nền ẩm thực đậm đà gia vị. Vì tỏi là loại thực phẩm quý có giá trị chữa bệnh tự nhiên, bạn hãy cân nhắc để chọn giải pháp an toàn của người Ý hay giải pháp mạo hiểm của người Ấn nhé!

Đậu phộng

Nếu bạn có người thân trong gia đình dị ứng với đậu phộng, hãy cẩn thận khi ăn đậu phộng trong thời gian cho bú, vì bé có khả năng sẽ là người tiếp theo trong gia đình bị dị ứng đậu phộng, và phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh cũng thường nguy hiểm và đáng sợ hơn ở người lớn.Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên tránh ăn đậu phộng trong thời gian cho bú và không cho bé ăn đậu phộng trong 1-2 năm đầu đời để giảm nguy cơ hình thành cơ địa dị ứng thức ăn.

Bột mỳ

Nếu bạn ăn bánh mỳ hoặc một đĩa mỳ ống trước khi cho con bú và kết quả là em bé có những triệu chứng như khóc quấy, đau hoặc đi tiêu phân lẫn máu, điều đó có thể là dấu hiệu con bạn bị dị ứng lúa mỳ. Để kiểm tra bé có dị ứng bột mỳ không, hãy loại thức ăn từ bột mỳ khỏi chế độ ăn của mẹ trong 2-3 tuần và theo dõi xem các triệu chứng của bé có cải thiện không. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc biến mất hoàn toàn, bạn có thể xác định được thủ phạm gây dị ứng cho con. Nếu không, hãy tiếp tục loại bỏ dần từng loại thực phẩm (lưu ý chỉ loại bỏ một loại thực phẩm trong chế độ ăn tại một thời điểm để có thể xác định được nguyên nhân dị ứng).

Chế phẩm từ sữa

Trẻ sơ sinh không bị dị ứng sữa mẹ nhưng có thể bị dị ứng sữa bò qua sữa mẹ nếu người mẹ uống hoặc ăn các chế phẩm từ sữa bò trước khi cho con bú. Triệu chứng dị ứng sữa bao gồm khóc dạ đề và nôn trớ, mất ngủ, và phát ban eczema – ban dát dạng mảng đỏ, sần, khô và có thể bị trợt loét gây đau đớn.Cách kiểm tra dị ứng tương tự như trên. Ngoài dị ứng sữa bò, một số trẻ sơ sinh còn bị dị ứng sữa dê, sữa cừu và thậm chí cả thịt bò trong chế độ ăn của người mẹ.

Bắp ngô

Dị ứng ngô (bắp) thường gặp ở trẻ ở nhóm tuổi lớn hơn, nhưng nếu bạn nhận thấy bé tỏ ra khó chịu và quấy khóc hơn bình thường sau khi bạn chén một trái bắp nướng hoặc một chén chè bắp ngon lành trong một buổi chiều cuối năm se lạnh, hãy nghi ngờ khả năng đó và kiểm tra dị ứng tương tự như với các loại thực phẩm khác đã nêu.

Hải sản có vỏ cứng

Trong những gia đình có “truyền thống” dị ứng hải sản, em bé sinh ra dễ có nguy cơ cũng dị ứng hải sản, và thể hiện các triệu chứng dị ứng khá sớm. Nếu bạn vẫn có thể ăn tôm cua bình thường trong khi chồng bạn bị dị ứng với bất cứ sinh vật có vỏ nào từ biển cả, hãy “cai” hải sản trong thời gian cho bé bú nhé!

Đậu nành

Tin xấu cho các bà mẹ có con bị dị ứng sữa bò là một số bé trong nhóm này cũng có biểu hiện dị ứng đạm đậu nành. Để giảm nguy cơ dị ứng đậu nành, bạn có thể ăn đậu nành lên men như tương, miso, đậu hũ.

Lá bạc hà cay

Bạc hà thơm mát với cảm giác hăng dịu có tác dụng làm dịu căng thẳng rất tốt, nhưng tiếc thay thảo dược họ bạc hà gây giảm tiết sữa, thậm chí trà bạc hà còn là liệu pháp tự nhiên để cắt sữa khi bạn có nhu cầu cai sữa mẹ cho bé. Thay cho những tách trà bạc hà ấm áp chiều đông, bạn có thể uống trà cúc với tác dụng giảm stress tương tự mà không gây ảnh hưởng cho nguồn sữa mẹ quý giá của bạn.

Rau mùi tây

Cũng liên quan đến họ bạc hà, lá mùi tây có thể làm giảm lượng sữa mẹ nếu bạn ăn với lượng lớn. Nếu bạn thích dùng các liệu pháp thảo dược, hãy kiểm tra trong thành phần không chứa một lượng đáng kể rau mùi tây. Tuy nhiên, trừ khi bạn dùng sinh tố mùi tây, khá ít khả năng bạn ăn nhiều mùi tây quá mức nếu chỉ điểm vài nhánh trong món xào hoặc salad trong vài bữa ăn tối. Hãy theo dõi lượng sữa mỗi ngày để phát hiện ngay nếu có dấu hiệu giảm lượng sữa.

Theo Quỳnh Chi (TH) (NTD)